bachaipm@yahoo.com.vn
67 Phó Đức Chính - Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội 024.3 715 24 84
 

 DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI        
 HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN        
024 37 152 484

 CÔN TRÙNG VÀ KHOA HỌC        
MỐI VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
   Mối là loài côn trùng sống theo bầy đàn, có sự phân chia lao động rất cao

 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ MỐI


MỐI…LOÀI CÔN TRÙNG SỐNG THEO BẦY ĐÀN VÀ CÓ SỰ PHÂN CHIA LAO ĐỘNG:

Các thành viên của một tổ Mối phân công trách nhiệm như sau:
  
  Mối chúa: có nhiệm vụ sinh sản.

    Mối vua: cùng với mối chúa làm nhiệm vụ sinh sản.
    Mối thợ: xây tổ, kiếm thức ăn, nuôi mối lính và mối sinh sản.
    Mối lính: nhiệm vụ bảo vệ tổ chống lại kẻ thù.
    Mối lập bầy: có nhiệm vụ tạo ra tổ mối mới và sau đó biến thành mối vua và mối chúa
    Mối phụ sinh sản: cả hai giới tính có hoặc không có cánh, hoặc cánh ngắn và không có chức năng sẽ phát triển khi cần thiết và sẽ thay thế mối chúa khi bị thương hay chết.


MỐI...LỊCH SỬ – ĐỜI SỐNG:

Mối phát triển qua quá trình biến thái hoàn toàn. Trứng được sinh ra từ cặp mối sinh sản đầu tiên hay lứa thứ hai.
Sau đó sẽ nở ra nhộng và qua vài lần lột xác.
Qua đó các thành viên trong bầy đươc phân ra thành bốn loại: mối thợ, mối lính, mối sinh sản chính và phụ sinh sản.
Trong những tổ mới thành lập, thì mối nhộng của lứa trứng đầu tiên thường được trở thành mối thợ. Còn các thành viên khác sẽ xuất hiện ở những lứa sau.

SƠ ĐỒ BIẾN THÁI CỦA MỐI


MỐI...PHÂN LOẠI: CÓ HAI LOẠI CHÍNH

    Mối đất
    Mối gỗ: Mối gỗ khô, Mối gỗ mục, Mối gỗ bột


MỐI…MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÚNG

Độ ẩm rất là quan trọng đối với sự sống còn của loài mối. Tất cả các thành viên trong đàn (trừ con mối đi lập tổ) thuộc loại côn trùng có cơ thể mềm và dễ bị mất nước nếu bị hở ra ngoài không khí.
Mối phải xây các đường đi (gọi là các đường đất) mỗi khi chúng muốn đi qua những khu vực lộ thiên. Những đường đi này có chức năng như ẩn náu, tạo một môi trường ẩm ướt, bảo vệ khỏi kẻ thù nhất là kiến.
Các điều kiện như ẩm ấm rất quan trọng trong tổ, tạo ra một nơi lý tưởng cho sự phát triển cuả các vi sinh vật đặc biệt là nấm, chúng sẽ cung cấp lượng prôtein và vitamin rất quan trọng cho mối. Các chất thải của mối được giữ lại trong tổ, giúp cho sự phát triển của nấm.


MỐI…THỨC ĂN CỦA CHÚNG:

    Gỗ là loại thức ăn mà mối ưa thích nhất.
    Gỗ mục chúng sẽ thích hơn và chúng ăn nhanh hơn là gỗ cứng.


MỐI...TÁC HẠI:

Phá hoại các cấu trúc bằng gỗ.
Gây khó chịu cho con người khi có mặt chúng.
Những loài mối ăn gỗ thường ăn một lượng gỗ khoảng 2% đến 3 % trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ăn gỗ của mối gồm các điều kiện môi trường, kích cỡ của mối cũng như của tổ mối.
Dưới điều kiện thích hợp thì trung bình một tổ mối phương đông ăn khoảng 5 gram gỗ mỗi ngày. Vì vậy mối formosan thường phá huỷ nhiều hơn so vơí mối tự nhiên ở Mỹ.


MỐI...KIỂM TRA:

Điều quan trọng nhất đối với các chuyên gia cũng như các kiểm tra viên là phải biết và hiểu được phạm vi của tòa nhà như khoảng trống dưới nền, trần, hầm, v.v… Có được kiến thức về những khái niệm này sẽ rất có ích trong những thảo luận sau đây cho việc kiểm tra và xử lý mối.

Người kiểm tra mối phải biết được loại mối (kể cả sở thích của chúng) ở từng vị trí cụ thể tránh việc bỏ qua bất cứ điểm nào có thể có dấu hiệu mối xông.

Người kiểm tra còn phải nhận biết được các hư hỏng do mối gây ra, để xác định xem có mối xông hay không, và từ đó đánh giá được mức độ nhiễm mối.

Để thuận tiện cho việc kiểm tra mối ta cần phải có: một đèn pin tốt, người kiểm tra cần phải nhìn thật kỹ, soát tất cả các điểm, dấu chấm nghi ngờ có khả năng nhiễm mối.

Người kiểm tra thường phải bò, chui vào tất cả những nơi như: gầm nền, và những nơi tầng hầm. Không có được sự quan sát tốt nếu đứng cách xa vị trí quan sát chừng một mét hay quá một mét.

Người kiểm tra còn phải chú ý tính chính xác diện tích nhà. Một thước đo gấp, thước cuộn, dây thép là những dụng cụ rất cần thiết trong khi đi kiểm tra mối.

Cần kiểm tra thật kỹ tất cả các khu vực của toà nhà như tầng hầm, khoảng trống giữa các bức tường, tường chắn hay xà đỡ, rầm của sàn nhà hay gác lửng. Phải đặc biệt chú ý tới những nơi có các bậc bê tông, hiên hè, hay các tấm bê tông nối với tòa nhà.

Chỉ nhìn qua bề mặt gỗ thì chúng ta không thể thấy được các lỗ hổng phía trong, chính vì vậy khi đi kiểm tra ta phải gõ nhẹ vào gỗ và nghe thấy những âm thanh rỗng bên trong khi gỗ bị hư hỏng. Đôi khi chúng ta còn thấy âm thanh lách tách do những con mối lính trong gỗ bị quấy phá. Khi gõ để kiểm tra mối, ta không cần phải dùng vật nặng để gõ chỉ cần dùng một cái búa nhỏ, nhẹ hoặc ta có thể dùng khớp đốt ngón tay gõ nhẹ vào bề mặt gỗ.

Những chỗ rỗng này còn có thể phát hiện bằng cách sử dụng những dụng cụ như tuốc nơ vít, dùi, đục, dao nhíp. Một số chuyên gia còn muốn kiểm tra sâu bên trong gỗ, họ có thể tạo ra những hỗ sâu, có thể nhìn thấy được bằng cách dùng mũi dao nhọn để kiểm tra. Mũi dao nhọn này sẽ tạo ra những lỗ sâu và có thể kiểm tra sâu bên trong gỗ một cách dễ dàng hơn so với những dụng cụ lớn hơn khác. Tuy nhiên ở một số khu vực thì việc sử dụng những dụng cụ nặng hơn lại cần thiết.

Sự hiện diện của những con mối sống ở những đường đi của chúng hay ở trong gỗ là những dẫn chứng cụ thể về việc hoạt động của chúng. Tuy nhiên khi không thể tìm thấy những con mối sống thì chưa hẳn là không có sự hoạt động của mối. Người kiểm tra mối phải phân biệt được sự khác nhau giữa dấu hiệu cũ hay mới của mối. Nhìn chung thì các đường mối cũ thường thì khô, giòn và dễ vỡ. Những đường mới thì thường là còn ẩm.

Việc kiểm tra còn phải xác định được tất cả những rủi ro có thể gây ra khi cần thiết phải sử dụng thuốc mối như: giếng nước, nguồn nước suối, bể chứa nước, v.v…, có thể sẽ bị ô nhiễm khi sử dụng hóa chất diệt mối. Nếu gặp phải một trong những khả năng này thì quanh khu vực kiểm soát mối phải hết sức cẩn thận khi dùng hóa chất. Thay đổi các biện pháp kiểm soát có hiệu quả bằng cách hạn chế sử dụng hóa chất, thậm chí là không sử dụng hóa chất (thay đổi cơ học). Nhìn chung là phải mất nhiều lao động hơn và chi phí cao hơn. Tuy nhiên, những phương pháp này có thể rất cần thiết để tránh việc gây ô nhiễm.


MỐI...XỬ LÝ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MỐI GỒM MỘT TRONG CÁC BƯỚC CƠ BẢN SAU ĐÂY:

Thay đổi cơ học: thay đổi cấu trúc nhà cửa sao cho có một sự ngăn cách và mối không thể lọt vào, hoặc loại bỏ tất cả điều kiện mà có thể hấp dẫn mối tấn công. Xử dụng barrier bằng kim loại hay bê tông, rời bỏ các vật liệu có chứa chất cenlulo, ngăn chặn độ ẩm gần tòa nhà, lắp dặt hệ thống thông gió tại khu vực nhiễm mối, tháo dỡ tất cả gỗ tiếp xúc với đất là tất cả những ví dụ có hiệu quả của các phương pháp kiểm soát cơ học.

Xử lý đất: áp dụng hóa chất dưới nền và vòng xung quanh tòa nhà, để tạo ra một barrier hóa chất kín. Lớp barrier liên tiếp này cần phải được thiết lập bên trong và phía ngoài của nền móng, dưới các thanh bê tông hay tại những lối ra, vào.Xử lý móng: áp dụng hóa chất xuống phần móng, tạo ra một sự ngăn chặn với mối. Vấn đề ở đây là phải áp dụng thuốc mối vào tất cả các khe, kẽ nứt của chân tường hay chân móng, những kẽ này có thể thông với nền đất bên ngoài. Xử lý những lỗ hổng của nền bê tông cũng là một ví dụ khác của xử lý nền.
Xử lý gỗ: áp dụng hóa chất trực tiếp lên gỗ để diệt những con mối đang hoạt động và để tạo ra một rào cản sự tấn công của mối.

NHỮNG LOẠI HOÁ CHẤT SAU ĐỂ XỬ LÝ MỐI:

    TERMIDOR 25 EC
    MAPSEDAN 48 EC
    LENFOS 50EC
    CISLIN 25EC
    METHIC 240SC
    ANGENDA 25EC
    DẦU TRỪ MỐI 4 1.2ML
    PMC 90


Ghi chú: Tuỳ từng trường hợp cụ thể nên áp dụng loại hoá chất nào là thích hợp nhất.

DỊCH VỤ THÔNG TIN CẦN BIẾT
CÔNG TY TNHH PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI BẮC HÀ
Mối và biện pháp xử lý Chính sách giao nhận  Địa chỉ: 67 Phó Đức Chính - P. Trúc Bạch - Q. Ba Đình - TP.Hà Nội
Phun diệt muỗi và côn trùng Chính sách bảo mật Điện thoại: 84 024.3 715 24 84
Diệt gián Hình thức thanh toán MSDN: 0101024751 do Sở Kế hoạch và đầu tư - TP Hà Nội cấp ngày 29 tháng 3 năm 2000
Diệt kiến Chính sách bảo hành Website: BACHAIPM.VN
Diệt ruồi Email: bachaipm64@gmail.com

05 Tháng Năm 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by WWW.BACHAIPM.VN | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn